Tòa nhà KeangNam Hà Nội sử dụng kính điện thông minh

Mở cửa từ tháng 5/2012, Hanoi Landmark 72 bao gồm 2 cao ốc văn phòng 50 tầng cùng với 1 tháp cao 72 tầng. Nhà ở, trung tâm thương mại, văn phòng và khách sạn là những dịch vụ Hanoi Landmark 72 cung cấp.

Việc dùng kính trong kiến trúc cao tầng qua thực tiễn đã tỏ rõ ưu điểm vượt trội. Về kết cấu đây là các tấm nhẹ, mỏng nhưng bền. Về công nghệ sản xuất và thi công lắp dựng kính dễ dàng gắn kết với nhau, với các chất liệu khác tạo thành không gian đa dạng. Về các tính năng sử dụng chưa có loại vật liệu nào nhiều công dụng và linh hoạt được như kính, vừa cho ánh sáng đi qua vừa ngăn được các bức xạ có hại, vừa che chắn vừa bảo vệ vừa mở rộng gắn kết không gian kiến trúc với môi trường bên ngoài, tạo được tiện nghi vi khí hậu và hiệu quả năng lượng theo đúng yêu cầu và tiêu chuẩn. Đặc biệt là khả năng đáp ứng được đòi hỏi sáng tạo kiến trúc không ngừng đổi mới, phong phú và cả những đột phá của tiến trúc sư hiện nay. Như vậy rõ ràng là kính không thể thay thế trong các thành công cũng như trong việc tạo dựng ý tưởng mới của kiến trúc cao tầng.

Cùng với sự phấn đấu phát triển về tầng cao của công trình, nhiều chủng loại và công nghệ kính mới nhất cũng đã được áp dụng ở Việt Nam. Tiêu biểu có thể kể đến như tòa nhà Bitexco (68 tầng, 262,5 mét) tại TP HCM, các tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark (72 tầng), Lotte (65 tầng) tại Hà Nội, Trung tâm hành chính Đà Nẵng cao 167 mét… đã tạo được dấu ấn về sự phát triển của các thành phố, thể hiện sự thành công của kiến trúc cao tầng kính, thu hút được sự ngưỡng mộ của công chúng đồng thời ở góc độ khác cũng gợi lên những tranh luận và nhận định khác nhau về kiến trúc kính cũng như về văn hóa đô thị nói chung.

Nhiều người cho rằng nhà cao tầng kính là loại công trình tiêu biểu cho trường phái kiến trúc quốc tế vì vậy họ chỉ quan tâm tới tính kỷ lục (số tầng cao, hình dạng tháp, chủng loại kính, giá thành…) và tác dụng ấn tượng (quảng cáo thương mại, điểm đột phá trong quy hoạch không gian…) mà không cần tới tính địa phương, tới đặc điểm thể loại công trình, tới điều kiện kinh tế – kỹ thuật cụ thể của công trình. Cách nghĩ này có lẽ chỉ thích hợp với một số cao ốc kính kiểu “đại gia”, còn đối với nhu cầu phát triển kiến trúc cao tầng kính hiện nay việc tìm giải pháp “bản địa hóa” là vấn đề được nhiều người quan tâm, không chỉ trong giới kiến trúc sư mà còn thu hút chú ý của các nhà văn hóa, các nhà đầu tư…

Những nghiên cứu và tranh luận về “cao ốc kính kiểu Việt Nam” chắc chắn sẽ còn tiếp tục, bởi trong thực tế vẫn tồn tại không ít bất cập, đó là sự chênh lệch giữa cung và cầu, có lúc và có chỗ thiếu kính nhưng cũng có khi nhà máy phải giảm mức sản xuất kính. Về chủng loại kính kể cả sản xuất trong nước và nhập khẩu nhiều khi không phù hợp với yêu cầu và cách dùng kính; Công nghệ lắp dựng, vận hành và bảo dưỡng kính còn lạc hậu so với thể loại và tính chất công trình; Giá thành sử dụng kính nói chung còn cao và hiệu quả đầu tư khi dùng kính còn chưa được tính toán đầy đủ; Chính sách, cơ sở pháp lý, tiêu chuẩn quy phạm liên quan đến kính còn chưa đồng bộ, chưa kết nối được giữa quốc tế với các điểu kiện Việt Nam; Sự phổ biến kinh nghiệm, hướng dẫn sử dụng và đào tạo về công nghệ vật liệu kính còn chưa được chú ý. Tất cả những vấn đề này hy vọng sẽ sớm được giải quyết bởi nhu cầu của của việc sử dụng kính trong kiến trúc là rất chính đáng và cấp bách.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *